Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 9 9, 2015

Một góc nhìn khác: Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu

Cậu bé chăn trâu bị đánh đòn vì không làm tròn bổn phận của mình, lừa dối chủ. Không hiểu sao lại xuất hiện một ông lão tài phép nhưng lại thực hiện một việc hết sức phi lý: "Bịt miệng lời ngay thẳng, lời tố cáo" và giúp đỡ kẻ gian xảo. Theo chúng tôi ta không nên tiếp tục lưu hàng câu chuyện theo hướng này, hãy xây dựng những câu truyện hướng thiện, khuyên người ta trung thực và sẵn sàng lên tiếng, hành động bằng sự trung thực. Một góc nhìn khác http://matkhac.blogspot.com ~~~~~~~~~~~ Ngày đó trâu cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện. Cũng nhờ thế, những gã mục đồng đối với trâu không dám đánh đập tàn tệ hoặc cho ăn thiếu thốn vì sợ trâu mách chủ. Vào hồi đó có một người làm ruộng nuôi một con trâu cày, đồng thời cũng thuê một cậu bé để chăn con trâu ấy. Người và vật lúc đầu rất tương đắc. Nhưng sau rồi hai bên bất bình với nhau. Cậu bé này tính ham chơi, nhiều khi quên mất phận sự của mình

Một góc nhìn khác: Sự tích chim đa đa

Cũng là một sự sáng tạo của người xưa để giải thích tiếng kêu của một loài chim, tuy nhiên việc đưa ra một câu truyện với nhiều kết cục buồn đối với các nhân vật, một cách sống không có tình người của người bố dượng đã KHÔNG truyền tải được thông điệp hướng con người ta đến những điều đẹp đẽ. Và không chỉ cho con người ta các làm đúng đắn mà mới chỉ dừng lại ở việc dọa người ta đối mặt với luật nhân quả. Người bố dượng cũng phải trả giá về những việc mình làm bằng cái chết, nhưng rõ ràng việc đó lại quá dễ dàng, mà lại chết trong cảnh cả làng cũng đang đối mặt với nạn chết đói như vậy việc trả giá đó có khi lại là một sự giải thoát. Kẻ phạm tội không hề có sự ăn năn hối cải, chỉ có sự sợ hãi. Bạn có thể xây dựng một câu truyện tuyệt vời hơn không? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi. Một góc nhìn khác http://matkhac.blogspot.com ~~~~~~~~~~~~ Sự tích chim đa đa Ngày xưa có một em bé mồ côi cha từ hồi còn nhỏ. Người mẹ sau một thời gian tang chế cũng đi lấy chồng. Vì bà con t